Đi tiểu ra máu: Hãy lập tức đi khám ngay

Điểm trung bình 9/10 ( 368 lượt đánh giá )

Đi tiểu ra máu là một biểu hiện bất thường của hệ bài tiết, nó chứng tỏ hệ bài tiết của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Thông thường nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt và sẽ nhạt dần theo thời gian. Khi bị tiểu ra máu, nước tiểu sẽ có màu hồng nhạt, màu gỉ sắt hoặc màu nâu,… đôi khi có thể nhìn thấy được cả tia máu lẫn trong nước tiểu.

Khi đi tiểu ra máu là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp bất ổn liên quan đến một bệnh lý nào đó. Đi tiểu ra máu có thể bị ở bất kỳ ai và là nỗi lo lắng của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết rõ tiểu ra máu là bệnh gì. Cùng tham khảo bài viết sau để tìm hiểu xem đi tiểu ra máu là bệnh gì, nguyên nhân và cách chữa trị ra sao?

Tình trạng đi tiểu ra máu là như thế nào?

Đi tiểu ra máu là tình trạng xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu. Khi ở trạng thái sức khỏe ổn định, nước tiểu thường có màu trong suốt (khi uống nhiều nước) hoặc vàng rơm. Số lần đi tiểu khoảng 5 – 8 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 200 – 300ml lượng nước tiểu thoát ra. Mỗi lần đi tiểu không kèm theo cảm giác đau buốt, nóng rát, khó chịu.

Đi tiểu ra máu

Tuy nhiên nếu quan sát thấy nước tiểu vẩn đục, chuyển sang màu hồng hoặc đỏ, có lẫn các sợi máu, rất có thể bạn đang bị tiểu ra máu.

Phân loại đi tiểu ra máu

Đi tiểu ra máu có 2 loại là tiểu ra máu đại thể và tiểu ra máu vi thể.

Tiểu ra máu đại thể: Quan sát bằng mắt thường thấy nước tiểu màu đỏ hoặc vàng sậm. Đôi khi có thể thấy cả cục máu đông, sợi dây máu ra theo nước tiểu do lượng hồng cầu quá nhiều.

Tiểu ra máu vi thể: Chỉ quan sát được bằng kính hiển vi hoặc làm xét nghiệm nước tiểu vì lượng hồng cầu trong nước tiểu quá ít, không đủ làm nước tiểu đổi màu.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, hay thắc mắc cần giải đáp hãy GẶP BÁC SĨ TƯ VẤN để hiểu rõ hơn>>>

Nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu ra máu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi tiểu ra máu, nhưng nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ các bệnh lý như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu,…. Ngoài ra còn do một số nguyên nhân sau:

  • Do một số bệnh lý về máu như bệnh bạch cầu cấp và mạn, bệnh máu khó đông,… có thể gây tiểu ra máu.
  • Do dùng thuốc chống đông, thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống ung thư cũng gây tiểu máu.
  • Do chấn thương như bị ngã hay va đập mạnh, lao động nặng gây tổn thương các bộ phận trong đường tiết niệu gây chảy máu theo nước tiểu ra ngoài.
  • Do quan hệ tình dục không an toàn với người bị mắc bệnh viêm nhiễm gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục dẫn đến tổn thương đường tiểu gây đi tiểu ra máu.
  • Do vệ sinh cơ thể không sạch sẽ dẫn đến viêm nhiễm các cơ quan trong đường tiểu dẫn đến đi tiểu ra máu.

Đi tiểu ra máu là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn

Các bác sĩ chuyên khoa khẳng định, nếu bạn bị rối loạn tiểu tiện trong thời gian dài, nước tiểu thoát ra có lẫn máu thì không nên bỏ qua. Vì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm như sau:

Bệnh sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu hình thành do các chất khoáng có trong nước tiểu quá nhiều, gây ra tình trạng kết thành các thể rắn, nhỏ, bám vào quanh thận hoặc bàng quang.

Theo thời gian, các viên sỏi sẽ tăng dần về kích thước và cứng hơn. Chúng có ở nhiều vị trí khác nhau như thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo.

Bệnh sỏi đường tiết niệu

Nếu sỏi không di chuyển và nhỏ thì không gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu, đôi khi rất khó phát hiện. Nhưng nếu chúng quá lớn hoặc di chuyển xuống sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn, tổn thương lớp niêm mạc của đường tiết niệu khiến người bệnh đau buốt, khó chịu, đi tiểu ra máu, bí tiểu.

Bệnh về tuyến tiền liệt

Trường hợp mắc các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt, nhất là ung thư tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt thì nguy cơ đi tiểu ra máu cao gấp nhiều lần so với nhóm người còn lại.

Nếu tuyến tiền liệt bị ung thư, các dấu hiệu bệnh thường không rõ ràng, chỉ đến khi đi tiểu ra máu ở dạng đại thể mới phát hiện rõ.

Vì tuyến tiền liệt nằm ở dưới bàng quang và bao quanh phần trên của niệu đạo. Do đó, một khi tuyến này bị phì đại sẽ chèn ép trực tiếp đến niệu đạo, dòng nước tiểu bị cản trở và gây ra hiện tượng tiểu khó, tiểu ngắt quãng. Thậm chí là tiểu ra máu ở dạng đại thể hoặc vi thể.

Bệnh lý viêm nhiễm nam khoa liên quan đến tuyến tiền liệt này nếu không được phát hiện sớm sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản là rất lớn.

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, bạn hãy chủ động chia sẻ tình trạng bệnh với bác sĩ để được tư vấn phương pháp đúng đắn, CLICK VÀO ĐÂY>>>

Bệnh về bàng quang

Một khi bàng quang bị viêm nhiễm, kích thích sẽ khiến người bệnh luôn phải chịu các cơn co thắt, đi tiểu không có sự kiểm soát, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu khó, màu nước tiểu vẩn đục, đôi khi có lẫn máu.

Bên cạnh đó, các bệnh lý liên quan đến bàng quang đều là yếu tố nguy cơ gây sức ép đến thận, nhất là suy thận, phù thận, ung thư thận.

Bệnh về thận

Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm cầu thận là một trong những nguyên nhân chính khiến hệ thống lọc thận bị viêm nhiễm. Từ đó dẫn đến tình trạng đi tiểu ra máu.

Bệnh về thận

Điều này được lý giải do nhóm virus, vi khuẩn có hại xâm nhiễm, tấn công làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống các lớp mao mạch nhỏ cũng như chức năng lọc máu trong thận.

Bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Do nhóm vi khuẩn, nấm men, ký sinh trùng có hại xâm nhập, phát triển và gây ra tình trạng viêm nhiễm, tổn thương trực tiếp đến niêm mạc niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận.

Một khi viêm nhiễm kéo dài mà không được can thiệp ngoại khoa kịp thời, hồng cầu sẽ lẫn trong nước tiểu nhiều hơn và dẫn đến tình trạng đi tiểu ra máu.

Các bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh, triệu chứng lâm sàng của bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu phụ thuộc nhiều vào vị trí viêm. Đa phần người bệnh thường bị đi tiểu ra máu, nước tiểu có màu đỏ, cảm giác tiểu buốt, tiểu đau, nước tiểu có mùi khai nồng, sốt cao, đau vùng thắt lưng.

Vì các bệnh lý liên quan đến đi tiểu ra máu đều có mức độ ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe người bệnh. Do đó, khi thấy các dấu hiệu lâm sàng, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời.

Địa chỉ điều trị đi tiểu ra máu hiệu quả

Việc chọn được một nơi uy tín điều trị bệnh là yếu tố rất quan trọng giúp quá trình điều trị diễn ra an toàn và hiệu quả. Phòng khám đa khoa Kinh Đô đã được cơ quan chức năng cấp giấy phép hoạt động và nhận được sự tin tưởng của đông đảo bệnh nhân.

Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa được đào tạo bài bản trực tiếp thăm khám cùng sự trợ giúp của trang thiết bị y tế tiên tiến sẽ giúp quá trình chẩn đoán được chính xác. Đồng thời phương pháp hiện đại giúp việc điều trị được dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả cao.

Địa chỉ điều trị đi tiểu ra máu hiệu quả

Phương pháp điều trị còn tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán vì tiểu ra máu chỉ là một dấu hiệu, không phải là bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ giúp bạn giảm bớt các triệu chừng bằng cách kê cho bạn các loại thuốc kháng sinh làm sạch nhiễm trùng đường tiểu.

Tình trạng đi tiểu ra máu của bạn ở mức độ nào? CLICK VÀO ĐÂY để trò chuyện trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa và nhận lời khuyên hữu ích>>>

Quy trình thực hiện tiết kiệm tối đa thời gian cho bệnh nhân với chi phí hợp lý, niêm yết công khai, minh bạch cùng sự bảo mật mọi thông tin cho bệnh nhân.

Một số lưu ý của chuyên gia

Để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả thì bạn hãy lưu ý những điều sau:

  • Uống nhiều nước thay vì uống nước có cồn và các loại nước có màu khác.
  • Hạn chế thức ăn chứa nhiều muối, chất đạm và oxalat (một phân tử tự nhiên có nhiều trong thực vật và con người).
  • Hãy đi tiểu ngay khi bạn mắc tiểu và sau khi quan hệ tình dục.
  • Tránh sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có thể gây kích ứng cho bạn.
  • Dừng hút thuốc lá.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khỏe mạnh.
  • Tránh tiếp xúc với các chất hóa học và với chất độc hại.

Khi bị đi tiểu ra máu, bạn cần thăm khám cũng như điều trị kịp thời để ngăn chặn những biến chứng của bệnh có thể xảy ra. Mọi thắc mắc về tình trạng bệnh, bạn có thể gọi điện vào số điện thoại 0328-266-934 để được tư vấn miễn phí cũng như đặt lịch khám để nhận được khuyến mãi nhé.

Đọc thêm:

Bài Viết: Đi tiểu ra máu: Hãy lập tức đi khám ngay

Bài viết quan tâm Bài viết có thể bạn quan tâm

Bệnh trĩ kiêng ăn uống gì?

Bệnh trĩ kiêng ăn uống gì?

Trĩ là căn bệnh phổ biến và có tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất...

Bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì?

Bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì?

Bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì? là câu hỏi đang được rất nhiều bạn...

Ăn gì để tránh thai?

Ăn gì để tránh thai?

Theo chuyên gia, hiện nay có nhiều phương pháp tránh thai giúp chị em ngăn...

Siêu âm u nang buồng trứng

Siêu âm u nang buồng trứng

Hầu hết chị em khi mắc bệnh u nang buồng trứng đều rất khó để...




Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !

Zalo