Việc chữa trị bệnh trĩ ngoại tại nhà thường không mang lại hiệu quả cao. Do đó tìm đến những cơ sở chuyên khoa uy tín để chữa bệnh bằng phương pháp hiện đại là việc làm hết sức cần thiết. Vậy phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại như thế nào đạt hiệu quả tối ưu? Bài viết dưới đây, các bác sĩ sẽ cung cấp thêm thông tin giúp bạn giải đáp vấn đề này. Bạn hãy đón đọc nhé!
Trĩ ngoại điều trị bằng phương pháp nào đạt hiệu quả?
Phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả cần phải căn cứ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị sau khi thăm khám và kiểm tra. Cụ thể như sau:
Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng nội khoa (điều trị bằng thuốc)
Bệnh nhân khi mới bị bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu thường được bác sĩ chỉ định dùng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của búi trĩ và làm teo búi trĩ.
Có hai loại thuốc chính:
Thuốc uống: Thuốc này có tác dụng thẩm thấu, đồng thời gia tăng độ chắc của thành tĩnh mạch, giúp làm giảm phù nề và sưng tấy. Những loại thuốc này thường có các chất vitamin P và chất chiết xuất từ thực vật.
Thuốc bôi: Sau khi ngâm hậu môn với nước ấm 15 phút dùng thuốc mỡ bôi lên vùng da bị tổn thương và búi trĩ ngoại. Thuốc này có tác dụng giảm đau, giảm ngứa, chống viêm và sát trùng.
Bạn cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự mua thuốc về điều trị, kiên trì sử dụng một thời gian dài sẽ cho hiệu quả.
Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng ngoại khoa (kỹ thuật TST)
Kỹ thuật TST là phương pháp tiên tiến, hiện đại trong công tác điều trị bệnh trĩ ngoại. Phương pháp này sử dụng nhiệt nội sinh, dùng các ion mang điện trong tổ chức bệnh sẽ sản sinh ra nhiệt lượng. Các ion điện sẽ giảm đi khi dịch khô lại thì máy sẽ ngưng hoạt động và búi trĩ sẽ rụng xuống.
Với những phương pháp khác bệnh nhân thường cảm thấy nóng rát sau khi điều trị thì kỹ thuật TST với nguyên lý sử dụng nhiệt nội sinh bạn sẽ không cảm thấy đau rát.
Hiện nay, phòng khám đa khoa Bắc Giang cũng đang áp dụng phương pháp này vào việc điều trị bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng. Phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội so với những phương pháp khác.
Điểm nổi bật của phương pháp TST
- Không đau đớn: Trước khi tiến hành điều trị bạn sẽ được gây tê nên trong quá trình điều trị hầu như không cảm thấy đau đớn hay khó chịu.
- Tính an toàn cao: Toàn bộ quá trình phẫu thuật được theo dõi qua máy tính nên độ chính xác cũng như tính an toàn luôn được đảm bảo.
- Kỹ thuật TST chỉ điều trị vùng bị thương tổn nên sẽ không ảnh hưởng đến các vùng xung quanh.
- Thời gian điều trị nhanh và sau khi điều trị không cần nằm lại mà có thể về nhà ngay.
- Hồi phục sau điều trị nhanh chóng, không để lại biến chứng và hạn chế tái phát.
Điều trị trĩ ngoại bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt
Một số cách phòng tránh bệnh trĩ ngoại được các bác sĩ chuyên khoa bệnh hậu môn trực tràng chỉ ra như sau:
Uống đủ lượng nước cần thiết
Uống thật nhiều nước, mỗi ngày ít nhất 2 lít giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả, phân trữ nước trở nên mềm và dễ đào thải ra ngoài. Từ đó, hạn chế nguy cơ táo bón và góp phần phòng tránh bệnh trĩ ngoại hiệu quả.
Bạn cũng có thể uống các loại nước ép hoa quả để tránh nhàm chán nhưng tuyệt đối tránh xa các loại thức uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cafe,… và thuốc lá.
Có chế độ ăn uống khoa học hợp lý
Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của mọi người. Bạn nên tích cực ăn nhiều loại thực phẩm có tính nhuận tràng, chứa nhiều chất xơ có trong các loại rau xanh, hoa quả.
Hạn chế các loại thực phẩm có tính cay, nóng như ớt, hạt tiêu,… Vì những loại thực phẩm này sẽ tạo ra các gánh nặng tại hậu môn, trực tràng và dẫn tới việc hình thành các búi trĩ ngoại.
Tích cực tập thể dục thể thao
Thể dục thể thao góp phần quan trọng vào việc tăng cường sức khỏe và sức đề kháng. Có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng tránh các bệnh khác nhau, trong đó có bệnh trĩ ngoại. Đặc biệt, các chuyên gia cũng cho rằng những bài tập thể dục tại vùng chậu, vùng bụng là những bài tập rất tốt cho việc phòng tránh bệnh trĩ và bệnh nhân nên áp dụng.
Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ
Thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ sẽ khiến cho trọng lượng của cơ thể dồn áp lực lên hậu môn, trực tràng và vùng chậu. Từ đó, tĩnh mạch tại hậu môn chịu áp lực, bị co giãn quá mức và dẫn tới việc hình thành các búi trĩ ngoại. Chính vì vậy, bạn nên chủ động thay đổi tư thế của mình bằng cách cứ 30 phút lại đứng lên đi lại một vài vòng.
Đại tiện đúng cách
Xây dựng thói quen đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày. Không nhìn đại tiện, không được rặn lâu khi đi đại tiện. Tránh kéo dài, hoặc trì hoãn thời gian đại tiện của mình bằng thói quen đọc báo, chơi game. Nếu cảm thấy khó đại tiện hoặc ra phân rắn người bệnh có thể chia ra đại tiện 2 lần/ngày để giảm áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn.
Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là tại hậu môn sau khi đi đại tiện để phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm tại hậu môn.
Kiểm soát cân nặng
Kiểm soát cân nặng giúp bạn kiểm soát các áp lực của cơ thể xuống hậu môn và trực tràng. Từ đó, góp phần hạn chế tình trạng căng giãn búi trĩ tại hậu môn và dẫn tới bệnh trĩ ngoại.
Để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại, bạn hãy liên hệ tới đa khoa Bắc Giang theo Hotline 0204 221 6666. Hoặc nhấp vào khung chat “Gặp bác sĩ tư vấn” bên dưới để được giải đáp miễn phí và cụ thể từ đội ngũ chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm.
Phòng khám đa khoa Bắc Giang tại 357-359 Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Giang – Địa chỉ y khoa chữa bệnh hậu môn trực tràng uy tín, chất lượng cho bạn.