Bệnh sa trực tràng chắc hẳn còn xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, đây là một bệnh lý rất phổ biến ở hậu môn. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Vậy nguyên nhân gây sa trực tràng là gì? Bạn hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên gia hậu môn trực tràng thông qua bài viết dưới đây.
Bệnh sa trực tràng hình thành do đâu?
Sa trực tràng là tình trạng thành trực tràng đi xuống, chui ra và thoát khỏi cơ thắt hậu môn. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi khi mắc bệnh sẽ rất nguy hiểm. Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh sa trực tràng cao hơn so với nam giới và thường xảy ra ở phụ nữ bị rách tầng sinh môn, đã từng cắt tử cung và ở những ca sinh khó.
Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện ở những người gầy yếu, sức đề kháng kém, người bị táo bón lâu ngày hoặc quá lạm dụng thuốc nhuận tràng kéo dài.
Sau đây là một số nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng thường gặp bạn cần lưu ý:
Sa trực tràng do giải phẫu
Do bẩm sinh hoặc do một số biến cố khiến cho các phương tiện treo giữ hậu môn trực tràng bị suy yếu và không đủ khả năng giữ trực tràng ở vị trí cũ. Khi áp lực ở ổ bụng tăng cao sẽ đè vào thành trước trực tràng và dần dần đẩy trực tràng sa ra ngoài hậu môn.
Trực tràng không dính vào thành bụng sau
Khi tạo áp lực lên ổ bụng, vì trực tràng không có điểm nối giữ chặt với thành bụng nên có thể dễ dàng bị di động, trượt xuống dưới và sa ra bên ngoài gây bệnh sa trực tràng.
Mất độ cong sinh lý trực tràng
Thông thường giữa ống hậu môn với bóng trực tràng luôn có một đoạn gấp khúc hay còn gọi là độ cong (từ 80 đến 100 độ) mở ra phía sau. Tuy nhiên, khi góc này giảm hay mất đi độ cong sinh lý thì sa trực tràng sẽ xuất hiện.
Do thiếu độ cong của xương cùng
Thông thường xương cùng luôn có độ cong nhất định và trực tràng sẽ nằm tựa vào độ cong này. Do vậy nếu xương cùng mất đi độ cong, đồng nghĩa trực tràng cũng sẽ mất đi chỗ dựa và dẫn đến sa ra ngoài.
Túi cùng trực tràng cổ tử cung quá thấp
Thoát vị trượt xảy ra khi có áp lực ổ bụng, lúc đó vì túi cùng trực tràng cổ tử cung quá thấp và sâu nên nó sẽ đè vào thành trước trực tràng và dần dần nó đẩy trực tràng ra ngoài hậu môn.
Do van trực tràng kém phát triển
Nếu các van trực tràng không hoạt động tốt thì cơ hậu môn sẽ mất điểm nút, không giữ được trực tràng khi sa ra ngoài.
Do đáy chậu bị khiếm khuyết
Cân đáy chậu phát triển không hoàn thiện, hoành đáy chậu rộng, cơ nâng hậu môn và các cơ thắt hậu môn bị nhão làm cho thành trước trực tràng sa ra ngoài.
Trong sa trực tràng có hiện tượng của giảm áp lực của cơ thắt, giảm cảm giác trực tràng, mất phản xạ trực tràng – cơ thắt.
Ngoài ra, nguyên nhân gây sa trực tràng còn có thể do hình thành mạc treo trực tràng, đại tràng sigma quá dài, yếu mạc ngang, giãn rộng hậu môn, màng bụng tiểu khung dài và yếu,…
Do chế độ sinh hoạt hàng ngày
- Nguyên nhân gây sa trực tràng đa phần xảy ra ở trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng. Do vậy, trẻ em bị sa trực tràng do nguyên nhân này chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý bổ sung Vitamin B và các dưỡng chất cần thiết.
- Nguyên nhân gây bệnh hậu môn trực tràng điển hình là táo bón, trong có bệnh sa trực tràng. Bị táo bón khiến bệnh nhân phải rặn mạnh mỗi lần đi đại tiện khiến áp lực lên ổ bụng tăng lên nhiều. Thường xuyên như vậy sẽ khiến trực tràng dễ bị sa xuống.
- Khi bị tiêu chảy, mỗi ngày bệnh nhân đều phải đại tiện nhiều lần, mỗi lần đại tiện cũng rặn mạnh cũng là nguyên nhân gây sa trực tràng.
- Bên cạnh đó, ở trẻ nhỏ khi ngồi bô quá nhiều, đại tiện không đúng lúc cũng là nguyên nhân dẫn đến sa trực tràng ở trẻ nhỏ.
Nguyên nhân gây sa trực tràng do chấn thương
- Tiền sử chấn thương cân cơ đáy chậu, hoành chậu hông, cơ nâng và cơ thắt hậu môn là nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng.
- Phụ nữ sinh mổ có nguy cơ bị sa trực tràng lên đến 25 %.
- Những người bị bệnh trĩ, polyp đại trực tràng, hay sỏi bàng quang thường bị khó khăn khi đại tiện, gây ảnh hưởng tới quá trình đào thải, nguy cơ bị sa trực tràng cao.
Làm gì để phòng tránh bệnh sa trực tràng?
Sa trực tràng có thể gây tổn thương cho niêm mạc ruột, có thể gây loét nặng hơn dẫn đến tình trạng chảy máu, tiêu chảy. Sa khối u không thể tự thụt vào, luôn ở bên ngoài hậu môn sẽ tạo điều kiện cho các virus, vi khuẩn xâm nhập và tấn công hậu môn dễ gây ra viêm, sưng, đau,…
Để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do sa trực tràng, mỗi người cần chú ý những điều sau:
Có chế độ ăn uống phù hợp
Ăn nhiều chất xơ, tăng cường vitamin và khoáng chất có trong các loại rau xanh, củ quả, ngũ cốc,… giúp tăng sức đề kháng, chống lại táo bón.
Tránh đồ ăn nhiều đạm béo, dầu mỡ, các loại thực phẩm gây khó tiêu, đầy hơi, đồ ăn cay nóng vì dễ làm kích thích niêm mạc ruột, ngăn cản hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa.
Uống nhiều nước
Uống trên 2 lít nước mỗi ngày và uống vào buổi sáng sau khi thức dậy giúp giảm táo bón và làm đường ruột được thanh lọc. Đồng thời, bạn cần hạn chế tối đa các chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga,…
Chế độ sinh hoạt điều độ
Tập thói quen ăn đúng giờ, không bỏ bữa và nhai kỹ khi ăn. Bên cạnh đó nên tránh ăn quá no vào bữa tối, không ăn trước khi ngủ và không nằm ngay sau khi ăn. Hãy cân bằng thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, áp lực và căng thẳng sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
Tập luyện thể dục thể thao
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn mà còn nâng cao sức đề kháng chống lại nhiều tác nhân gây bệnh.
Hiện nay, phòng khám đa khoa Bắc Giang là cơ sở y tế đi đầu trong việc áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT vào điều trị sa trực tràng thu được nhiều thành công. Phương pháp có nhiều ưu điểm nổi trội như an toàn, kiểm soát tốt, ít gây đau, ít chảy máu, thời gian tiến hành tiểu phẫu ngắn, không để lại sẹo, khả năng hồi phục nhanh và giúp điều trị dứt điểm sa trực tràng mà không lo tái phát.
Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia trực tràng – hậu môn, hy vọng bạn đọc đã biết thêm những kiến thức hữu ích về nguyên nhân gây sa trực tràng và cách phòng tránh hiệu quả.
Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, bạn có thể gọi điện đến Hotline 0204 221 6666. Hoặc có thể gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ và điều trị tại địa chỉ 357-359 Nguyễn Thị Minh Khai – Bắc Giang.