Táo bón chảy máu hậu môn

Điểm trung bình 9/10 ( 368 lượt đánh giá )

Bị táo bón chảy máu hậu môn là hiện tượng thường gặp ở những người mắc chứng táo bón nặng. Mặc dù không được cho là bệnh nguy hiểm nhưng người bị bệnh táo bón nếu không điều trị đúng cách ngay từ đầu sẽ dễ gây tổn thương hậu môn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, áp xe hậu môn,… Do vậy, cần có biện pháp xử lý ngay, tránh để bệnh kéo dài gây hậu quả khôn lường cho sức khỏe.

Phạm vi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra một số thông tin về táo bón chảy máu hậu môn và cách xử lý khi bị táo bón chảy máu hiệu quả. Mời bạn đón đọc.

Nhận biết hiện tượng táo bón chảy máu hậu môn

Táo bón chảy máu hậu môn là tình trạng đại tiện phân khô cứng kèm theo sự xuất hiện của máu. Bởi khi bị táo bón, phân trở nên rất khô, cứng, khối phân lớn khiến cho việc đi cầu gặp rất nhiều khó khăn. Bệnh nhân phải dùng hết sức để rặn, nên trong quá trình di chuyển phân ra ngoài có ma sát với niêm mạc hậu môn tạo ra một vết rách hay vết trầy xước. Dù chỉ là một tổn thương nhỏ nhưng cũng khiến hậu môn bị chảy máu tươi.

tao-bon-chay-mau-hau-mon

Lượng máu đi kèm có thể ít hoặc nhiều và thường có lẫn trong phân, dính ngoài khuân phân hay xuất hiện ở cuối phân. Máu bị mất thường có màu đỏ tươi là chủ yếu. Một số trường hợp có máu đỏ thẫm hoặc màu đen do máu chảy và tích tụ lâu ngày bên trong.

Táo bón gây chảy máu hậu môn có thể chỉ là một triệu chứng đơn thuần, tuy nhiên nhiều người lại bị đi kèm theo những triệu chứng bất thường khác như:

  • Ngứa hậu môn
  • Thấy búi trĩ bị sa
  • Đau khi đi cầu
  • Đau bụng, buồn nôn và nôn ói
  • Đi cầu táo lỏng xen kẽ

Mức độ trầm trọng của nó còn phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân gây táo bón chảy máu hậu môn.

Nguyên nhân gây táo bón

Các chuyên gia cho biết, táo bón chảy máu hậu môn chủ yếu xuất phát từ thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như:

  • Cơ thể bị thiếu nước và chất xơ
  • Ít vận động, ngồi nhiều, đứng lâu một chỗ
  • Thường xuyên nín nhịn đi đại tiện
  • Thường xuyên ăn các thức ăn giàu chất béo, đồ ngọt hay thức ăn nhanh
  • Thói quen ăn đồ cay nóng và lạm dụng bia rượu khiến cơ thể bị nóng trong, mất nước dẫn đến táo bón chảy máu.

Ngoài ra, hiện tượng táo bón chảy máu hậu môn còn là dấu hiệu thường thấy trong các bệnh lý hậu môn trực tràng, đó là:

Bệnh trĩ

Khi người bệnh bị táo bón sẽ phải rặn mạnh khi đi đại tiện, điều này làm gia tăng áp lực ở vùng bụng, khiến đám giãn tĩnh mạch xa hơn và đẩy chúng ra khỏi vị trí thông thường. Lúc này người bệnh có thể bị trĩ nội, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp.

Nứt kẽ hậu môn

Người bệnh bị mắc chứng táo bón kéo dài sẽ khiến các vết nứt trên da ở xung quanh hậu môn bị tổn thương. Điều này là do phân cứng, khô, rắn đi qua và cọ sát với hậu môn. Đồng thời gây chảy máu với lượng máu nhỏ thấm vào giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân.

Bệnh sa trực tràng

Đây là bệnh lý thường xuất hiện với những người bị bệnh táo bón lâu ngày mà phải dùng thuốc nhuận tràng thường xuyên và liên tục. Sa trực tràng là hiện tượng phần trên trực tràng của hậu môn bị sa ra ngoài. Các triệu chứng kèm theo của bệnh là xuất hiện chất nhầy, ngứa, đau, chảy máu ở vùng hậu môn.

Táo bón chảy máu hậu môn có nguy hiểm không?

Bạn bị táo bón đi ngoài ra máu thường xuyên nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng xấu cho sức khỏe.

  • Táo bón chảy máu hậu môn là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác hậu môn trực tràng. Nếu không điều trị kịp thời sẽ biến chứng thành ung thư hậu môn trực tràng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
  • Bị táo bón gây mất máu nhiều, lúc này bạn sẽ có các biểu hiện như chóng mặt, mệt mỏi, cơ thể gầy yếu, sút cân,…
  • Táo bón ra máu nhiều khiến hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển gây viêm nhiễm hậu môn, nặng nhất có thể khiến người bệnh bị nhiễm trùng máu.

Để tránh được những biến chứng nguy hiểm như trên, khi bị táo bón chảy máu, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng để thăm vấn bệnh tình. Tại đây, các bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện một vài xét nghiệm kiểm tra, tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, dựa vào đó để đưa ra cách điều trị bệnh phù hợp nhất.

Cách khắc phục chứng táo bón chảy máu hậu môn

Để khắc phục chứng táo bón đi ngoài ra máu, bạn có thể áp dụng những biện pháp xử lý đơn giản tại nhà như:

  • Bổ sung thêm nhiều thực phẩm có chứa chất xơ như rau xanh, trái cây tươi, bánh mì đen, khoai lang, rau diếp cá, ngũ cốc nguyên cám,…
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, các loại thịt màu đỏ chứa nhiều đạm như thịt bò, thịt lợn, hải sản,…
  • Không uống nhiều rượu bia, cà phê, chè đặc hay sử dụng các chất kích thích
  • Uống ít nhất 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cho cơ thể.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, tránh để viêm nhiễm vùng niêm mạc hậu môn – trực tràng.
  • Thường xuyên vận động cơ thể bằng cách tập luyện thể dục, thể thao đều đặn để giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và ngăn chặn tình trạng táo bón.

Tìm được địa chỉ chữa bệnh uy tín

Táo bón đến mức độ làm chảy máu hậu môn kèm theo các triệu chứng khác cho thấy bệnh đã ở giai đoạn nặng và cần được khám chữa bởi các chuyên gia tại cơ sở y tế uy tín.

tao-bon-chay-mau-hau-mon

Phòng khám Đa khoa Bắc Giang với những điều kiện tốt nhất của một cơ sở y tế chuyên nghiệp như: đội ngũ bác sĩ giỏi và kinh nghiệm vững vàng, trang thiết bị y khoa tân tiến, chi phí hợp lý, phục vụ chu đáo,… chắc chắn sẽ khám và điều trị tốt nhất các bệnh hậu môn trực tràng, trong đó có chứng táo bón chảy máu hậu môn.

Phòng khám đã tiếp nhận và chữa trị thành công cho rất nhiều trường hợp người bệnh bị táo bón. Vì thế, chúng tôi luôn tự hào là nơi chữa trị uy tín cho những ai bị chảy máu do táo bón tiếp theo.

Trên đây là những thông tin về hiện tượng táo bón chảy máu hậu môn mà các chuyên gia hậu môn trực tràng chia sẻ. Nếu bạn muốn tư vấn chi tiết hơn về bệnh lý, vui lòng gọi đến số điện thoại 0204 221 6666. Hoặc đặt câu hỏi tại khung tư vấn dưới đây, các bác sĩ Đa khoa Bắc Giang sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.

Đọc thêm ở đây:

Bài Viết: Táo bón chảy máu hậu môn

Bài viết quan tâm Bài viết có thể bạn quan tâm

Đặt vòng tránh thai khi nào?

Đặt vòng tránh thai khi nào?

Đặt vòng tránh thai là biện pháp kế hoạch hiện đang được rất nhiều chị...

Đặt vòng tránh thai có hại không?

Đặt vòng tránh thai có hại không?

Đặt vòng tránh thai tuy đang là phương pháp đang được rất nhiều chị em...

Ngứa bao quy đầu sau khi quan hệ

Ngứa bao quy đầu sau khi quan hệ

Ngứa bao quy đầu sau khi quan hệ khiến nam giới khó chịu và lo...

Gai sinh dục có tự hết không?

Gai sinh dục có tự hết không?

Gai sinh dục có tự hết không? Gai sinh dục là hiện tượng xuất hiện...




Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !

Zalo